Wednesday, January 22, 2025
spot_img
HomeSức khỏe - Đời sốngBệnh nhiễm trùng máu ( nhiễm trùng huyết ) Nguyên nhân, dấu...

Bệnh nhiễm trùng máu ( nhiễm trùng huyết ) Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh

Nhiễm trùng máu là một bệnh lý xảy ra khi vi khuẩn hoặc các tác nhân gây bệnh khác xâm nhập vào máu, gây ra tình trạng nhiễm trùng lan rộng trong cơ thể. Trong bài viết dưới đây, Công thức 60s sẽ cung cấp những thông tin chi tiết và giải đáp tất cả những thắc mắc này để bạn đọc có cái nhìn rõ hơn về căn bệnh nguy hiểm này.

Nhiễm trùng máu là bệnh gì?

Nhiễm trùng máu là một trong những căn bệnh nguy hiểm, đứng đầu trong danh sách các bệnh lý có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Còn được gọi là nhiễm trùng huyết, đây là một biến chứng rất phức tạp của tình trạng nhiễm trùng, khi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus hay nấm xâm nhập vào cơ thể và giải phóng các hóa chất vào máu nhằm gây ra phản ứng viêm. Phản ứng này, nếu không kiểm soát được, có thể gây ra sự mất cân bằng nghiêm trọng trong cơ thể.

Nhiễm trùng máu là bệnh lý có nguy cơ tử vong khá cao
Nhiễm trùng máu là bệnh lý có nguy cơ tử vong khá cao

Điều khiến nhiễm trùng máu trở nên đặc biệt nguy hiểm là vì các vi sinh vật gây bệnh không chỉ tấn công cơ quan ban đầu bị nhiễm mà còn theo dòng máu lan rộng ra khắp các bộ phận trong cơ thể. Các cơ quan quan trọng như gan, thận, phổi, và tim có thể bị tổn thương nặng nề, dẫn đến suy yếu toàn thân. Khi đó, cơ thể không còn khả năng tự bảo vệ, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân có thể xấu đi nhanh chóng, và nếu không được cứu chữa kịp thời, nguy cơ tử vong là rất cao.

Các nguyên nhân gây nên bệnh nhiễm trùng máu

Vậy nguyên nhân của bênh nhiễm trùng máu là do đâu? Bất kỳ nhiễm trùng nào trong cơ thể cũng có thể dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn huyết, tuy nhiên một số loại nhiễm trùng sau đây đặc biệt có nguy cơ cao gây ra căn bệnh này:

  • Viêm phổi
  • Nhiễm trùng đường tiêu hóa
  • Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương
  • Nhiễm trùng do ống thông tĩnh mạch hoặc viêm mô tế bào
  • Nhiễm trùng thận, bàng quang hoặc các bộ phận khác của đường tiết niệu
  • Nhiễm khuẩn huyết (bacteremia)
Nhiễm trùng huyết xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau
Nhiễm trùng huyết xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Trong đó, nhiễm trùng huyết cấp tính chủ yếu xảy ra do vi khuẩn tồn tại trong máu. Chúng có thể gây ra những triệu chứng lâm sàng rất đa dạng, từ sốc nhiễm khuẩn đến suy đa phủ tạng. Đây là một tình trạng hết sức nghiêm trọng, có thể dẫn đến tỷ lệ tử vong cao từ 20% đến 50% trong các trường hợp không được điều trị kịp thời.

Tác nhân nào gây nên bệnh nhiễm trùng máu?

Trong thực tế bệnh nhiễm trùng máu do virus rất khó xác định là từ đâu phát tác ra. Nhưng hầu hết sẽ do các tác nhân dưới đây.

Vi khuẩn Gram âm

Vi khuẩn Gram âm chủ yếu là các vi khuẩn đường ruột thuộc họ Enterobacteriaceae, chẳng hạn như Salmonella, Escherichia coli, Klebsiella, Serratia, và Enterobacter… Ngoài ra, một số loài vi khuẩn khác như Pseudomonas aeruginosa và Burkholderia pseudomallei cũng thuộc nhóm này. Vi khuẩn Gram âm có thể gây nhiễm trùng huyết thứ phát từ các ổ nhiễm khuẩn ban đầu, do các thủ thuật y tế không đảm bảo vô khuẩn hoặc do dụng cụ y tế không hoàn toàn vô trùng.

Một số loại virus cũng có khả năng gây ra bệnh nhiễm trùng máu
Một số loại virus cũng có khả năng gây ra bệnh nhiễm trùng máu

Vi khuẩn Gram dương

Khác với vi khuẩn Gram âm, vi khuẩn Gram dương có lớp vách tế bào dày hơn. Các vi khuẩn điển hình của nhóm này bao gồm Staphylococcus, Streptococcus, Neisseria meningitidis, và Streptococcus pneumoniae… Trong đó, nguy hiểm nhất là Staphylococcus aureus, đặc biệt là chủng kháng Methicillin (MRSA). Nhiễm trùng máu do vi khuẩn Gram dương thường xuất phát từ các ổ nhiễm khuẩn tiên phát như mụn nhọt, đinh dâu, chín mé, vết thương nhiễm trùng, viêm cơ, viêm tai mũi họng, hoặc áp xe quanh thận. Các dụng cụ y tế như sonde và catheter cũng có thể là nguồn lây nhiễm.

Vi khuẩn kỵ khí

Vi khuẩn kỵ khí là các vi khuẩn đơn bào có kích thước rất nhỏ, điển hình là Clostridium perfringens và Bacteroides fragilis.

Nấm

Nhóm nấm thường gặp bao gồm các loài như Candida và Trichosporon asahii.

Những dấu hiệu và triệu chứng của bênh nhiễm trùng máu thường gặp

Để nhận diện một người có đang mắc nhiễm khuẩn huyết hay không, bạn cần chú ý đến một số triệu chứng và dấu hiệu đặc trưng:

Phát sốt

Sốt là biểu hiện dễ nhận biết và rất quan trọng. Nếu thân nhiệt của người bệnh liên tục trên 38°C, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng máu. Do đó, việc theo dõi nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế một cách cẩn thận sẽ giúp phát hiện tình trạng này kịp thời.

Biểu hiện thường gặp nhất đó chính là phát sốt
Biểu hiện thường gặp nhất đó chính là phát sốt

Cơ thể cảm thấy ớn lạnh

Hiện tượng ớn lạnh thường xảy ra cùng với cơn sốt, là một biểu hiện điển hình khi cơ thể đang phản ứng với bệnh nhiễm trùng. Đây cũng là dấu hiệu phổ biến giúp nhận biết nhiễm trùng huyết.

Ớn lạnh thường xảy ra cùng với cơn sốt
Ớn lạnh thường xảy ra cùng với cơn sốt

Hạ thân nhiệt

Mặc dù rất hiếm gặp khi bạn mắc bệnh nhiễm trùng máu, nhưng lại vô cùng nguy hiểm. Khi nhiệt độ cơ thể giảm xuống thấp bất thường. Theo nhận định của các chuyên gia, đây có thể là dấu hiệu cho thấy nhiễm trùng đã tiến triển nặng và tiên lượng rất xấu.

Thân nhiệt cơ thể bị giảm đi đột ngột
Thân nhiệt cơ thể bị giảm đi đột ngột

Tim đập nhanh, huyết áp thấp

Khi bị nhiễm khuẩn huyết, tim sẽ đập nhanh hơn bình thường để bơm máu đến các ổ viêm, giúp kích hoạt cơ thể chống lại vi khuẩn xâm nhập. Đồng thời, huyết áp thấp kèm theo có thể là dấu hiệu của sốc nhiễm trùng, một trong những giai đoạn nguy hiểm của nhiễm trùng huyết.

Tim đập nhanh hơn và huyết áp giảm xuống
Tim đập nhanh hơn và huyết áp giảm xuống

Da đổi màu

Là hiện tượng máu từ các khu vực không bị nhiễm trùng được chuyển đến các cơ quan bị viêm, nhằm hỗ trợ chống lại nhiễm trùng. Nói cách khác, máu sẽ được điều hướng từ các bộ phận ít quan trọng hơn sang các cơ quan sống còn để duy trì sự sống cần thiết. Chính vì vậy, da của người bệnh có thể trở nên nhợt nhạt hoặc tái đi trong giai đoạn này.

Da của người bị bệnh nhiễm trùng máu sẽ trở nên nhợt nhạt
Da của người bị bệnh nhiễm trùng máu sẽ trở nên nhợt nhạt

Các đối tượng nào dễ bị mắc bệnh nhiễm trùng huyết

Nhiễm trùng máu có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng một số nhóm người có nguy cơ cao hơn. Các đối tượng dễ bị mắc bệnh bao gồm:

  • Người trên 65 tuổi, đặc biệt là những người cao tuổi có hệ miễn dịch suy yếu.
  • Người mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, HIV/AIDS, tiểu đường, hen suyễn, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), động kinh, hoặc bệnh Parkinson.
  • Những người có hệ miễn dịch yếu, chẳng hạn như những người đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, corticoid kéo dài, thuốc chống thải ghép, hoặc đang điều trị bằng hóa chất và xạ trị.
  • Những người từng bị nhiễm trùng máu, người đã cắt lách, người nghiện rượu, người mắc bệnh máu ác tính hoặc giảm bạch cầu hạt.
  • Phụ nữ mang thai cũng nằm trong nhóm có nguy cơ cao.
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, đặc biệt là những trẻ sinh non, nhẹ cân hoặc có dị tật bẩm sinh.
  • Những người có các dụng cụ y tế xâm nhập vào cơ thể, như ống thở (nội khí quản), sonde tiểu, sonde dạ dày, vì những dụng cụ này làm tăng khả năng bị nhiễm trùng.
Những người có hệ miễn dịch yếu rất dễ bị mắc bệnh nhiễm trùng huyết
Những người có hệ miễn dịch yếu rất dễ bị mắc bệnh nhiễm trùng huyết

Phương pháp chuẩn đoán nhiễm trùng máu chính xác nhất

Để chẩn đoán bệnh nhiễm trùng máu, bác sĩ sẽ áp dụng một số phương pháp xét nghiệm sau:

Xét nghiệm máu

Mẫu máu của bạn sẽ được xét nghiệm để kiểm tra các yếu tố sau:

  • Dấu hiệu nhiễm trùng
  • Các vấn đề liên quan đến đông máu
  • Xem xét chức năng gan và thận có bất thường không
  • Đánh giá khả năng cung cấp oxy của máu
  • Mức độ mất cân bằng điện giải

Xét nghiệm hình ảnh

Bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp hình ảnh như X-quang, siêu âm, CT scan, hoặc MRI để tìm kiếm dấu hiệu nhiễm trùng trong cơ thể.

Các xét nghiệm khác

Ngoài ra, một số xét nghiệm bổ sung cũng có thể được thực hiện để xác định nguyên nhân gây nhiễm trùng huyết, ví dụ như xét nghiệm mẫu nước tiểu, dịch từ vết thương hoặc dịch tiết từ đường hô hấp.

Xét nghiệm máu là phương pháp phát hiện bệnh hữu hiệu nhất
Xét nghiệm máu là phương pháp phát hiện bệnh hữu hiệu nhất

Bệnh nhiễm trùng máu có nguy hiểm như thế nào?

Bệnh nhiễm khuẩn huyết thường có khả năng tử vong cao hơn các bệnh nhiễm trùng khác. Một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi mắc phải bệnh nhiễm trùng máu là:

Sốc nhiễm trùng

Sốc nhiễm trùng là tình trạng nghiêm trọng và khá nguy hiểm, thường xảy ra khi nhiễm trùng huyết đã tiến triển ở mức độ nặng. Biểu hiện của sốc nhiễm trùng bao gồm khó thở, nhịp tim nhanh, rối loạn nhận thức… Biến chứng này có tỷ lệ tử vong khá cao, dao động từ 20% cho đến 50%. Người già, trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh thường sẽ có nguy cơ gặp phải tình trạng này cao hơn.

Hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS)

Suy hô hấp là một biến chứng liên quan đến nhiều bệnh lý và có thể dẫn đến tử vong. Với tỷ lệ tử vong lên đến 45%, suy hô hấp cấp gây ra các triệu chứng nghiêm trọng và phát triển nhanh. Việc hiếu oxy máu và tổn thương phổi lan tỏa, dẫn đến tình trạng suy hô hấp nhanh chóng hơn.

Nếu để bệnh lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến chức năng gan và thận
Nếu để bệnh lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến chức năng gan và thận

Rối loạn đông máu

Tình trạng rối loạn đông máu xảy ra khi cơ thể không thể đông máu đúng cách do thiếu hụt các yếu tố cần thiết. Biến chứng này làm tăng nguy cơ bị sốc nhiễm trùng và có thể dẫn đến tình trạng trụy mạch, đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Suy giảm chức năng gan và thận

Khi gan và thận bị tổn thương nghiêm trọng, người bệnh sẽ rơi vào tình trạng suy gan hoặc suy thận. Đây là những bệnh lý tiến triển lâu dài và khi bệnh vào giai đoạn cuối, nó sẽ gây suy giảm hệ thống thải độc của cơ thể.

Mắc bệnh nhiễm trùng máu có chữa trị được không?

Chữa trị bệnh nhiễm trùng máu kịp thời và bằng phương pháp phù hợp
Chữa trị bệnh nhiễm trùng máu kịp thời và bằng phương pháp phù hợp

Hiện nay, các phương pháp điều trị nhiễm khuẩn huyết đã được y tế áp dụng rộng rãi và có hiệu quả cao, giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng. Các biện pháp điều trị thường gặp bao gồm:

  • Kháng sinh: Kháng sinh đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây nhiễm trùng. Đây là phương pháp điều trị hiệu quả, nhưng cần được bác sĩ theo dõi chặt chẽ để đảm bảo quá trình điều trị an toàn và đạt hiệu quả tối ưu.
  • Thuốc kháng virus hoặc kháng nấm: Nếu nhiễm trùng máu do virus hoặc nấm gây ra, phương pháp điều trị tốt nhất là tiêm thuốc kháng virus vào tĩnh mạch để ngừng sự phát triển của tác nhân gây bệnh.
  • Truyền dịch: Đối với những bệnh nhân nhiễm trùng huyết, đặc biệt khi có dấu hiệu hạ huyết áp, việc truyền dịch là cần thiết. Thông thường, dịch truyền là nước muối, nhưng ở một số bệnh viện, người bệnh có thể được truyền các dung dịch khoáng để hỗ trợ cơ thể tốt hơn.
  • Liệu pháp oxy: Nhiều bệnh nhân nhiễm trùng máu có thể gặp phải khó thở. Vì vậy, việc cung cấp đủ oxy là rất quan trọng, có thể thực hiện bằng các phương pháp như thở máy, đeo mặt nạ oxy hoặc sử dụng ống thông mũi.
  • Lọc máu: Với những người có bệnh lý thận trước đó và đang mắc nhiễm trùng máu, lọc máu là phương pháp giúp loại bỏ các chất độc hại, nước và muối dư thừa, hỗ trợ cơ thể hoạt động bình thường.
  • Phẫu thuật: Nếu nguồn gốc của nhiễm trùng, như một khối áp xe, được xác định, phẫu thuật sẽ được thực hiện để loại bỏ hoàn toàn ổ nhiễm trùng, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm lan rộng.

Biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm trùng máu hiệu quả nhất

Tiêm vắc xin để ngăn ngừa bệnh từ ban đầu
Tiêm vắc xin để ngăn ngừa bệnh từ ban đầu

Để phòng ngừa nhiễm trùng máu hiệu quả, cách đơn giản và thiết thực nhất là tiêm vắc xin phòng ngừa loại bệnh này. Lưu ý việc bổ sung thực phẩm giàu chất vitamin C cho cơ thể. Ngoài ra, cần chú ý đến việc đảm bảo vệ sinh các dụng cụ y tế tại cơ sở khám chữa bệnh.

Đặc biệt, các bác sĩ và y tá tham gia vào quá trình phẫu thuật phải thực hiện quy trình vô trùng cho các dụng cụ như dao, kéo trước khi sử dụng. Một điểm quan trọng nữa là các khu vực viêm nhiễm hoặc áp xe cần được điều trị triệt để để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng máu.

Tóm lại, nhiễm trùng máu là một bệnh lý nghiêm trọng hiện nay, với nhiều triệu chứng khác nhau. Chính vì vậy, phương pháp điều trị cũng rất đa dạng và cần được áp dụng phù hợp. Theo dõi Công thức 60s để học hỏi được thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé

Đánh giá post
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Phổ biến nhất

BÌNH LUẬN GẦN ĐÂY